*Nhật thần sinh khắc là quan hệ sinh-khắc của màu gà đối với hành của ngày.
*Hành của thập thiên can:
Giáp, Ất=mộc
Bính, Đinh=hỏa
Canh, Tân=kim
Nhâm, Quí=thủy
Mậu, Kỷ=thổ
*Ngày tốt: bình hòa hoặc sinh nhập; chẳng hạn, ngày Ất Mão hành mộc, gà xám và gà điều tốt ngày, đem đá được; nhưng gà điều mạnh hơn vì được tiếp thêm công lực (mộc sinh hỏa).
*Một ví dụ về tầm quan trọng của nhật thần: bình thường thì ô ăn tía (thủy khắc hỏa) nhưng vào ngày hỏa thì “hỏa vũ thủy”, tía ăn ngược lại ô!
*Ngày âm lịch bao gồm 2 yếu tố: thiên can và địa chi. Thiên can có hành của thiên can, địa chi có hành của địa chi. Khi thiên can kết hợp với địa chi thì chúng ta có một yếu tố thứ 3 là nạp âm, nạp âm cũng có hành riêng. Kê kinh lấy hành của thiên can để tính nhật thần cho gà (mà bỏ qua địa chi và nạp âm). Đây là điểm khác biệt thứ 3 của Kê kinh đối với các môn phái màu mạng lưu truyền trong dân gian. Lấy ví dụ ngày Giáp Thìn, tra bảng trên: Giáp=mộc suy ra ngày Giáp Thìn hành mộc. Bởi mộc sinh hỏa nên đem gà tía đi đá là lợi nhất, kế đó là gà xám. Bấm vào đây để xem:
*Nhiều cách xem mạng gà khác dựa vào nạp âm. Nạp âm là kết hợp của can chi theo bảng Lục thập hoa giáp. Bảng này có nguồn gốc cổ xưa và người ta vẫn thường áp dụng vào việc bói toán, xem tuổi cho người. Chẳng hạn, ngày Giáp Thìn là hành hỏa (“phú đăng hỏa”) chứ không phải hành mộc. Trong cùng một hành lại có mấy loại khác nhau. Dẫu Kê kinh không sử dụng nạp âm trong tính toán nhật thần nhưng cũng xin đề cập ở đây để tránh nhầm lẫn!
*Một trong những khác biệt của bản Kê kinh diễn nghĩa đăng trên báo Nông cổ mín đàm (1902) với những bản Kê kinh lưu hành trong dân gian (và được các sách gà ngày nay đăng lại) là phần nói về “nhật thần sinh-khắc”. Bản đăng trên báo hơi lủng củng, và có đôi chỗ mâu thuẫn về “ngũ hành luận” nhưng vẫn truyền tải được nội dung chính; trong khi các bản “chỉnh lý” lưu hành trong dân gian hầu như cắt bỏ phần này và thay bằng vài ba câu đơn giản, tuy đúng nhưng lại không đầy đủ.
Lời kết
Có nhiều môn phái màu mạng khác nhau lưu truyền trong dân gian mà ngày nay, nhiều người vẫn còn tin tưởng và áp dụng ngoài trường đấu. Nhưng không phải là Ngũ hành Kê kinh! Tuy được nhiều thế hệ sư kê tôn vào hàng “kinh sách” về chọi gà, nhưng có một sự thực là chẳng mấy ai áp dụng Ngũ hành Kê kinh ngoài thực tế. Bởi vậy, tập tài liệu này được biên soạn chỉ với mục đích nắm bắt được tư tưởng của người xưa và lưu lại chút gì đó của một thời quá khứ đã xa… Trân trọng.